Nhưng ở các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, chuyện KSNB và KTNB là rất kém, thậm chí ở nhiều doanh nghiệp, còn chưa có KTNB. Thực tế này làm gia tăng nguy cơ rủi ro cho doanh nghiệp Việt
Theo kết quả cuộc khảo sát về quản trị doanh nghiệp và KSNB mà Công ty PriceWaterHouse Coopers (PWC) thực hiện và công bố trong Hội thảo Tăng giá trị cho cổ đông qua tăng cường KSNB và KTNB, vừa được tổ chức tại TP.HCM, chỉ có 32% công ty có quy tắc hành xử; 61% công ty không có ban kiểm soát hay ban kiểm toán; 85% công ty quản lý rủi ro, nhưng chỉ có 50% trong số đó ưu tiên quản lý rủi ro theo khả năng xảy ra và mức độ ảnh hưởng; 38% công ty không có quy trình đánh giá rủi ro chính thức; 51% công ty không có chức năng KSNB; 49% công ty có chức năng KTNB, nhưng còn yếu kém về tính khách quan và độc lập.
Quản trị nội bộ kém đã làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt
Ông Cimon Calvert, chuyên viên của PWC cho biết, sức ép tăng cường KSNB và KTNB, cũng như quản trị tốt doanh nghiệp nói chung, đang gia tăng nhanh chóng ở các doanh nghiệp Việt
Theo khảo sát về tội phạm kinh tế toàn cầu của PriceWaterHouse Cooper Global, 45% công ty trên thế giới là nạn nhân của gian lận và tham nhũng trong năm 2004-2005; số công ty báo cáo việc tham nhũng và hối lộ tăng 71%; không có ngành kinh doanh nào là an toàn; 38 - 60% công ty trong tất cả các ngành kinh doanh được khảo sát đã báo cáo các hiện tượng gian lận lớn.
Tại Mỹ, sau hàng loạt vụ bê bối của các doanh nghiệp như Enron, WorldCom…, Điều luật Sarbanes - Oxley đã được áp dụng cho các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ. Sarbanes - Oxley đặt ra trách nhiệm cho cả cấp quản lý và các doanh nghiệp kiểm toán độc lập. Điều 404 của Sarbanes - Oxley yêu cầu cấp quản lý phải xây dựng các quy trình giám sát và kiểm toán để đảm bảo sự thích hợp và hiệu quả của hệ thống KSNB đối với báo cáo tài chính và báo cáo KSNB cần được kiểm toán độc lập chứng thực. Điều 302 quy định, hàng quý, cấp quản lý xác nhận báo cáo tài chính và công bố các quy trình kiểm soát. “Trong một vài năm tới, một số doanh nghiệp Việt
Tuy nhiên, theo PWC, hiện nay, chỉ có Quyết định 37 về KTNB của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là đưa ra các nguyên tắc hoạt động của bộ phận KTNB sát với thông lệ quốc tế nhất. Quyết định này khuyến khích sự độc lập, mở rộng phạm vi của kiểm toán viên nội bộ, yêu cầu tiếp cận KTNB dựa vào kiểm soát rủi ro.
Trong khi đó, các quy định của thị trường chứng khoán không có yêu cầu cụ thể nào về KTNB và KSNB. Luật các Tổ chức tín dụng quy định ban kiểm soát độc lập với tổng giám đốc, chịu trách nhiệm về KTNB, nhưng lại không quy định cụ thể các hoạt động KTNB. Còn trong Luật Doanh nghiệp mới, không có quy định cụ thể về KTNB với các loại hình công ty. Luật Doanh nghiệp mới cũng không phân tách và quy định cụ thể về KTNB mà chỉ bắt buộc phải có ban kiểm soát, nếu công ty có 10 thành viên trở lên. Chủ tịch hội đồng thành viên giám sát triển khai nghị quyết của hội đồng thành viên, không có trách nhiệm cụ thể nào liên quan đến KSNB. Tổng giám đốc ban hành các quy định về KSNB, nhưng không có quy định cụ thể nào về trách nhiệm, về tính đầy đủ và hiệu quả của KSNB.
PWC đã giới thiệu đến doanh nghiệp Việt Nam khung KSNB, KTNB và quản lý rủi ro. Khung KSNB gọi là COSO, tên viết tắt của Ủy ban Các tổ chức tài trợ của Hội đồng Treadway, một sáng kiến của khu vực tư nhân được thiết lập vào năm 1985 bởi 5 hội tài chính chuyên nghiệp (Viện KTNB, Viện Kế toán viên công chứng Mỹ, Hiệp hội Kế toán Mỹ, Viện Kế toán quản lý và Viện Các chuyên viên tài chính). Mục đích của COSO là nâng cao chất lượng báo cáo tài chính thông qua việc tập trung vào quản trị cao cấp, các quy tắc đạo đức và KSNB. Theo COSO, KSNB là một quy trình được thực thi bởi hội đồng quản trị, ban giám đốc và toàn bộ nhân sự doanh nghiệp. Quy trình này được thiết kế để đưa ra những đảm bảo hợp lý, giúp đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp.
Để thực hiện hiệu quả các công tác KSNB, quản lý rủi ro, KTNB đều cần điều kiện tiên quyết là cam kết từ lãnh đạo cao cấp. PWC cho rằng, trong 3 hoạt động trên, KTNB xa lạ nhất với doanh nghiệp Việt Nam, nhưng trong một vài năm tới, sẽ trở thành quen thuộc, bởi doanh nghiệp đang nhanh chóng tiếp cận với những khái niệm và cách làm mới trong quản trị doanh nghiệp hiện đại.
Thành Nam
Theo Số 36 (352) Báo Đầu tư Chứng khoán, ra ngày 4/9/2006