“Công ty Bảo hiểm Dầu khí (PVI) đã trải qua 10 năm hoạt động và trưởng thành. Trong mười năm đó, PVI đã phải đối mặt với rất nhiều thách thức, có những lúc tưởng như không thể tồn tại được như khi xảy ra vụ việc đầu tiên vào năm 1997 hoặc khi cơ quan quản lý muốn sát nhập PVI vào một công ty bảo hiểm khác… Tuy nhiên, trải qua rất nhiều khó khăn và khốc liệt của thương trường, PVI vẫn tồn tại và phát triển mạnh mẽ. Kết thúc năm 2006, doanh thu đạt 1.300 tỷ đồng (gấp 12 lần năm 2000), lợi nhuận đạt 62 tỷ đồng và nộp ngân sách trên 100 tỷ đồng (gấp 10 lần so với năm 2000)…
Theo Quyết định của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam (nay là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam) và Bộ Công nghiệp, PVI đã tiến hành khẩn trương việc cổ phần hoá. Ngày 29/12/2006, Công ty đã bán ra 30% vốn điều lệ (tương đương 150 tỷ đồng), dự kiến thu về 2.300 tỷ đồng nộp cho Tập đoàn (bằng hơn 4 lần vốn Điều lệ hiện có của PVI). Kết quả này đã khẳng định thành công của PVI trong việc xây dựng một thương hiệu mạnh và sự đóng góp của PVI đối với Tập đoàn Dầu khí Việt
Để có được kết quả ngày hôm nay, cũng như để chuẩn bị hành trang trên thương trường trong quá trình hội nhập sắp tới, có thể rút ra một số bài học để áp dụng trong quá trình phát triển tiếp theo:
Bài học thứ nhất: Đoàn kết nhất trí trong Ban lãnh đạo Công ty vì mục tiêu phát triển
Đây là bài học xưa như trái đất, ai cũng có thể nói được nhưng thực hiện được thì lại rất khó. Trong những năm gần đây, sự đoàn kết trong Công ty được thể hiện thông qua phân công công việc và trách nhiệm rõ ràng. Các đồng chí lãnh đạo trong Công ty đều sẵn sàng bỏ qua những cái “tôi” nhỏ để phấn đấu vì màu cờ sắc áo. Mặc dù trong các cuộc họp nội bộ đều có tranh luận gay gắt nhưng tình cảm vẫn quý mến nhau như anh em một nhà. Tôi cho đây là yếu tố quyết định các bước tiến vững chắc của PVI.
Bài học thứ hai: Sự phát triển của PVI gắn liền với sự phát triển thương hiệu và sự phát triển của Tập đoàn Dầu khí Việt
Ai trong chúng ta cũng hiểu rằng với hơn 30 năm hình thành và gần 20 năm khai thác dầu khí, ngành Dầu khí đã đóng góp rất lớn cho Nhà nước để vượt qua khủng hoảng kinh tế và góp phần đưa nền kinh tế Việt Nam phát triển mạnh mẽ.
Song song với việc khai thác dầu khí, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã triển khai nhiều dịch vụ như: thương mại, xây lắp, vận tải, dịch vụ kỹ thuật, chế biến khí, sản xuất đạm và phát triển các định chế tài chính như bảo hiểm, tài chính ngân hàng,… để phục vụ cho tập đoàn và kinh doanh sinh lợi. Thương hiệu của Tập đoàn là niềm tự hào đồng thời là chỗ dựa vững chắc cho các công ty con phát triển. (Tuy nhiên cũng phải nhận định rằng, các công ty đóng vai trò bên B thì mong muốn hướng tâm cao hơn so với các Công ty bên A).
Dựa vào sức mạnh của Tập đoàn, triển khai mạnh dịch vụ Bảo hiểm tài chính ở trong và ngoài nước phấn đấu để trở thành Doanh nghiệp bảo hiểm hàng đầu là bài học đồng thời cũng là chiến lược phát triển của chúng ta.
Bài học thứ ba: Xác định Hợp tác quốc tế là yếu tố quyết định để phát triển bảo hiểm công nghiệp ở Việt Nam
Công ty xác định kinh doanh bảo hiểm là kinh doanh rủi ro vì vậy việc Tái bảo hiểm là khâu quyết định sống còn của bảo hiểm công nghiệp. Từ năm 2001, nhất là sau vụ 11/9 chúng ta thấy rõ thị trường bảo hiểm Việt
- Không giữ nổi 5% các dịch vụ hàng không, dầu khí, ...
- Không xác định được mức phí và điều kiện điều khoản của các đơn bảo hiểm năng lượng, hàng không, hàng hải và xây dựng lắp đặt
- Bị động trong việc sử dụng các môi giới
Do đó, để làm tốt công tác bảo hiểm công nghiệp chúng ta phải có sự gắn kết chặt chẽ với thị trường bảo hiểm quốc tế. Xác định được điều này, PVI đã từng bước xây dựng thương hiệu, tạo dựng uy tín với các nhà bảo hiểm quốc tế. Việc quan hệ tốt với thị trường bảo hiểm quốc tế đã giúp PVI có được Hợp đồng cố định về năng lượng tại London, tạo thế cho PVI làm chủ thị trường năng lượng Việt Nam không phải núp sau bóng của Bảo Việt như trong giai đoạn 1996 - 2000 và đã được các nhà thầu và thầu phụ dầu khí chấp nhận là người cấp đơn duy nhất trong các công ty bảo hiểm tại Việt Nam.
Bài học thứ tư: Ban lãnh đạo Công ty nhìn nhận đúng tình hình thị trường, xác định rõ các bước phát triển và áp dụng các cơ chế kinh doanh hợp lý.
Lãnh đạo cũng như người cầm lái, cán bộ nhân viên là động lực. Nếu lái giỏi, động lực tốt sẽ về đích rất nhanh. Nếu lái kém mà động lực quá mạnh thì sự cố hoặc đổ bể sẽ xảy ra.
Đối với việc kinh doanh bảo hiểm, từ năm 2001 Công ty đã xác định các bước đi cho từng giai đoạn để phát triển như sau:
Bước 1: Tập trung chiếm lĩnh các dịch vụ bảo hiểm trong ngành (thay thế vai trò quyết định của Bảo Việt trước đây) và chuyển sang hợp tác song phương hai bên cùng có lợi với Bảo Việt
Bước 3:
Từ năm 2003, Công ty đã thành lập nhiều Chi nhánh, phát triển mạng lưới bán lẻ để kinh doanh trên toàn quốc. Với cơ chế và định mức kinh doanh hợp lý, hỗ trợ và tạo điều kiện để các Chi nhánh phát triển kinh doanh, doanh thu của các Chi nhánh từ vài chục tỷ đồng năm 2003 tăng lên 170 tỷ đồng năm 2005 và 300 tỷ đồng năm 2006. Dự kiến năm 2007 sẽ đạt doanh thu 500 tỷ đồng.
Từ năm 2007, Công ty sẽ hình thành 2 khối kinh doanh với các nhiệm vụ rõ ràng như sau:
1. Khối văn phòng Tổng công ty: (công ty Mẹ)
- Tập trung vào bảo hiểm năng lượng, bảo hiểm công nghiệp và các công trình lớn có yếu tố quốc tế và độ rủi ro cao
- Chú trọng vào đầu tư tài chính, đặc biệt là đầu tư vào các công trình có khả năng sinh lợi lớn của Tập đoàn. Dự kiến công tác đầu tư sẽ đem về lợi nhuận trên 100 tỷ đồng/ năm
- Nâng cao trình độ quản lý phù hợp với những thay đổi nhanh chóng của Công ty cũng như của nền kinh tế đất nước trong điều kiện Việt Nam đã gia nhập WTO, không ngừng cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000, ứng dụng công nghệ thông tin để chỉ đạo điều hành công tác quản lý và phát triển kinh doanh của Tổng công ty.
2. Khối các công ty Con:
- Tập trung mở rộng mạng lưới khai thác các nghiệp vụ bảo hiểm: Hàng hoá, cháy nổ, xe cơ giới, con người. Trong đó, chú trọng đến việc sử dụng các Đại lý chuyên nghiệp để khai thác bảo hiểm và quảng bá thương hiệu.
- Phối hợp với công ty Mẹ khai thác các đơn bảo hiểm lớn, làm tốt công tác giám định bồi thường và chăm sóc khách hang.
Từ những kết quả kinh doanh trên phải tạo cho người lao động có thu nhập ổn định ở mức cao. Với đội ngũ Lãnh đạo từ Ban tổng giám đốc cho tới các trưởng, phó phòng và lãnh đạo các chi nhánh hôm nay tôi tin tưởng rằng Công ty sẽ vững bước phát triển theo Chiến lược đã đề ra.
Bài học thứ năm: Phát huy tốt vai trò của Công đoàn, Đoàn thanh niên trong việc xây dựng văn hoá Công ty, làm cho người lao động tin yêu và tự hào được là cán bộ nhân viên của PVI và của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, từ đó tâm huyết và mẫn cán với công việc mình được giao.
Đưa ra các biện pháp hợp lý để thu hút nhân tài, đồng thời chú trọng đào tạo CBNV trong Công ty; Có các quy chế lương, thưởng hợp lý để không bị mất người tài. Đồng thời phát huy vai trò của Công đoàn trong việc tham gia cùng lãnh đạo các đơn vị xác định mức bình bầu thi đua, đã tạo ra không khí phấn khởi trong toàn thể Công ty mà không có bất kỳ một khiếu nại nào về thu nhập.
Thưa các đồng chí, Việt